Hướng dẫn tự lắp đặt Điện Mặt Trời

Việc tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích thiết thực như tiết kiệm chi phí và linh hoạt về thời gian thi công. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức kỹ thuật cơ bản. Bài viết này được Thuận Phong dành riêng cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu và có niềm đam mê với điện mặt trời, với mục tiêu cung cấp những lưu ý quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp trước khi đầu tư lắp đặt hệ thống cho gia đình.

Hướng dẫn lắp đặt Điện Mặt Trời tại nhà

Tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là quá trình mà bạn tự mình thực hiện toàn bộ các bước lắp đặt một hệ thống hoàn chỉnh, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về điện mặt trời.

Việc tự lắp đặt mang lại lợi ích rõ rệt trong việc tiết kiệm chi phí, đặc biệt phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ như hộ gia đình. Tuy nhiên, đối với những hệ thống có công suất lớn hoặc công trình quy mô rộng, việc lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp và uy tín là cần thiết để đảm bảo hiệu quả vận hành và độ an toàn lâu dài cho hệ thống.

A. Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Xác định nhóm đối tượng sử dụng điện và hệ thống điện mặt trời phù hợp

Trước khi quyết định đầu tư lắp đặt điện mặt trời, bạn cần xác định rõ nhóm đối tượng đang sử dụng điện của mình. Việc này giúp bạn nắm được mức giá điện đang áp dụng và lựa chọn giải pháp phù hợp để tối ưu chi phí.

1. Xác định nhóm sử dụng điện

Tùy theo mục đích sử dụng, điện được chia thành 3 nhóm chính, mỗi nhóm có mức giá khác nhau:

  • Điện sinh hoạt: Áp dụng cho các hộ gia đình, được chia theo 6 bậc thang giá điện tùy theo mức tiêu thụ.

  • Điện kinh doanh: Dành cho các cửa hàng, nhà trọ, khách sạn, công ty…

  • Điện sản xuất: Thường sử dụng trong các nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp…

Việc xác định đúng nhóm sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế khi đầu tư hệ thống điện mặt trời.

2. Xác định hệ thống điện mặt trời cần lắp đặt

Việc lựa chọn loại hệ thống phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện, mục đích đầu tư và điều kiện thực tế tại công trình. Dưới đây là 3 loại hệ thống điện mặt trời phổ biến:

Nếu bạn chưa biết nên chọn hệ thống nào, hãy liên hệ ngay với Thuận Phong 0869 564 567 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn chi tiết, sát với nhu cầu sử dụng và điều kiện thực tế của bạn.

3. Khảo sát và đánh giá nhu cầu sử dụng điện trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Để đưa ra giải pháp lắp đặt điện mặt trời tối ưu và phù hợp với từng khách hàng, việc khảo sát và đánh giá nhu cầu sử dụng điện là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp khách hàng tự thực hiện khảo sát cơ bản:

3.1 Thông tin về việc sử dụng điện

  • Mức tiêu thụ điện hàng tháng: Xác định lượng điện năng tiêu thụ trung bình hằng tháng (đơn vị: kWh) dựa trên hóa đơn điện hoặc công tơ điện.

  • Danh sách thiết bị điện sử dụng: Liệt kê các thiết bị điện trong gia đình hoặc cơ sở, thiết bị nào hoạt động thường xuyên và tiêu tốn nhiều điện nhất (ví dụ: máy lạnh, máy bơm, tủ lạnh…).

  • Thời điểm sử dụng điện cao nhất: Ghi nhận khung giờ sử dụng điện nhiều nhất trong ngày (sáng, trưa, chiều hay tối).

  • Nhu cầu lưu trữ điện: Xác định có cần sử dụng điện khi mất điện lưới hoặc vào ban đêm không, để lựa chọn giữa hệ thống có lưu trữ hay không.

3.2 Thông tin về ngôi nhà hoặc mặt bằng lắp đặt

  • Diện tích mái nhà khả dụng: Đo đạc diện tích phần mái có thể lắp đặt tấm pin (ưu tiên mái bằng hoặc mái nghiêng kiên cố).

  • Đánh giá độ che phủ: Kiểm tra xem khu vực lắp đặt có bị che khuất bởi cây cối, nhà cao tầng, cột điện… hay không.

  • Hướng và góc nghiêng mái: Hướng Nam là tối ưu tại Việt Nam, góc nghiêng lý tưởng thường từ 10 đến 15 độ tùy khu vực (theo vĩ độ địa lý).

3.3 Thông tin khác

  • Mục đích lắp đặt: Muốn tiết kiệm chi phí điện, chủ động nguồn điện, hay vì mục tiêu xanh – bảo vệ môi trường.

  • Ngân sách đầu tư dự kiến: Khoảng ngân sách khách hàng có thể đầu tư sẽ giúp xác định loại hệ thống và công suất phù hợp.

4. Tính toán công suất hệ thống điện mặt trời

Để xác định công suất hệ thống phù hợp, bạn cần biết lượng điện tiêu thụ hàng tháng và thời gian sử dụng điện trong ngày. Các bước như sau:

Bước 1: Xác định mức tiêu thụ điện hàng tháng

  • Tra cứu hóa đơn điện (giấy hoặc app EVN).

  • Sử dụng công cụ tính hóa đơn điện của EVN để ước lượng số điện (kWh).

Ví dụ: Hóa đơn mỗi tháng khoảng 1,5 triệu đồng → tương đương 500 kWh/tháng.

Bước 2: Tính sản lượng điện tiêu thụ trung bình/ngày

👉 Công thức:
Sản lượng/ngày = Tổng điện tiêu thụ trong tháng / 30

Ví dụ:
500 kWh / 30 = 16,67 kWh/ngày

Bước 3: Tính công suất hệ thống điện mặt trời cần lắp

👉 Công thức:
Công suất hệ thống (kWp) = Sản lượng điện/ngày / Số giờ nắng trung bình

Khu vực Số giờ nắng trung bình/ngày
Miền Bắc 3.5 giờ
Miền Trung 4.0 giờ
Miền Nam 4.2 giờ

Ví dụ tại Miền Trung:
16.67 kWh / 4.0 giờ = 4.16 kWp

5. Chọn loại hệ thống phù hợp với nhu cầu

Trường hợp 1: Lắp hệ hòa lưới – chỉ sử dụng ban ngày

  • Nếu điện ban ngày và ban đêm dùng ngang nhau (50:50), thì chỉ cần đáp ứng 50% nhu cầu ban ngày:

    👉 16.67 kWh / 2 = 8.33 kWh (ban ngày)
    👉 8.33 / 4 giờ = 2.08 kWp

Gợi ý đầu tư: Hệ thống hòa lưới 2–3 kWp để tiết kiệm điện ban ngày.

Trường hợp 2: Lắp hệ hybrid – dùng cả ngày & lưu trữ

  • Cần đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong ngày → tính đủ sản lượng:

    👉 16.67 / 4 giờ = 4.16 kWp

Gợi ý đầu tư: Hệ thống hybrid 5 kWp có lưu trữ.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Báo giá
close slider

    NHẬN BÁO GIÁ NGAY